A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HỌC SINH THCS ĐỨC NINH VỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN STEM:

Thực hiện KH 537/PGDĐT về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong trường trung học, từ năm học 2020 - 2021, trường THCS Đức Ninh đã triển khai giáo dục STEM đến các khối lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy, vận dụng linh hoạt các kiến thức, hiểu biết từ các môn học vào thực tiễn.

 

HỌC SINH THCS ĐỨC NINH VỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN STEM:

Đưa Hóa học đến gần với học sinh bằng những thí nghiệm vui.

Thực hiện KH 537/PGDĐT về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong trường trung học, từ năm học 2020 - 2021, trường THCS Đức Ninh đã triển khai giáo dục STEM đến các khối lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy, vận dụng linh hoạt các kiến thức, hiểu biết từ các môn học vào thực tiễn.

Đây là phương thức giáo dục mới nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng thực tiễn, đặc biệt là vận dụng kiến thức liên môn, vì vậy Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên định hướng và hướng dẫn giáo viên, đưa tinh thần STEM vào trong các bài dạy trên lớp. Trong đó, giáo viên các tổ chuyên môn cùng xây dựng bài học tích hợp giúp học sinh được tham gia học tập tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết các vấn đề đặt ra; qua đó góp phần hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh; đồng thời tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM, khuyến khích thầy trò tham gia nghiên cứu khoa học.

Vừa qua, hòa trong không khí tưng bừng kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM, tổ Hóa – Sinh – Địa đã thực hiện nội dung bài học theo chủ đề giáo dục STEM “TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH BẰNG NHỮNG THÍ NGHIỆM VUI TRONG HÓA HỌC”.

Bài dạy đưa ra các biện pháp để triển khai có hiệu quả giáo dục STEM trong các nhà trường trên cả 3 mức độ: Dạy học theo chủ đề, hoạt động trải nghiệm và STEM nghiên cứu khoa học. Chủ đề được thực hiện trong thời lượng 02 tiết học dưới sự hướng dẫn của Cô giáo Mai Thị Thanh Hoa – tổ trưởng tổ chuyên môn Hóa – Sinh – Địa.

Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn là những biến đổi hóa học vô cùng phong phú: một số phản ứng hóa học xảy ra có kèm theo những hiện tượng kỳ lạ như phát ra tiếng kêu hoặc tiếng nổ; tự bốc cháy hay phát ra ánh sáng lạnh; tạo ra chất kết tủa hay làm chất kết tủa tan đi; làm màu sắc biến đổi khôn lường như có phép "thần thông biến hóa", giáo viên và học sinh đã cùng nhau tạo nên những thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học hấp dẫn.

 

  Học sinh đang chuẩn bị hóa chất cho buổi thực hành

Học sinh vận dụng những kiến thức Hóa học đã được trang bị để tự mình thực hiện những thí nghiệm vui như "Ðiệu vũ natri", "Bắn tàu chiến giặc", " Cây phủ tuyết", "Ðốt nước đá cháy", "Làm cho nước "sôi" bằng một sợi dây kim loại",…

                                    Sản phẩm của thí nghiệm Cây phủ tuyết

Vừa học lại vừa khám phá, vừa biết thêm nhiều điều kỳ thú của thế giới khoa học, đó là điều học sinh thích thú ở tiết học này. Mặt khác, tiết học còn giúp học sinh được rèn luyện khả năng tư duy, được khuyến khích đưa ra ý kiến cá nhân và thuyết trình với nhóm tại lớp học. Đó cũng chính là phương pháp hữu hiệu giúp học sinh tự tin, tiếp thu các kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống hiệu quả nhất.

Tiết học theo chủ đề STEM của tổ Hóa – Sinh – Địa đã chứng minh rằng Hóa học nói riêng, và các bộ môn khác nói chung đều có thể mang đến cho học sinh một sức hút thú vị thông qua những trải nghiệm thực tế, thực hành gắn liền với cuộc sống hàng ngày của các em. Đây cũng chính là động lực để giáo viên và học sinh trường THCS Đức Ninh tiếp tục thực hiện những tiết học khác bằng phương pháp học dự án STEM, hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục trong tương lai.

                                                                                        Biên soạn 

                                                                             Cô  Trần Thị Thanh Nhàn 


Tác giả: Trường THCS Đức Ninh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan